Thứ Năm, 19 tháng 12, 2024

“Để trở thành một nhà quản trị tốt cần trang bị những kỹ năng quản trị gì?” Trong bài viết này, cùng tìm hiểu kỹ năng quản trị là gì nhé! 

1. Kỹ năng quản trị là gì? 

Kỹ năng quản trị, trong tiếng Anh là Administrative Skills, là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Tùy theo các cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các kỹ năng quản trị là khác nhau.

2. Các kỹ năng quản trị mà nhà lãnh đạo nên có 

2.1 Kỹ năng nhận thức chiến lược 

Kỹ năng nhận thức chiến lược đó là khả năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa trong môi trường kinh doanh. Mục đích là xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa đối với tổ chức. 

2.2 Kỹ năng lập kế hoạch 

Một kỹ năng quản trị cực kỳ quan trọng để trở thành nhà quản trị tài giỏi là lập kế hoạch. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo chính sách và chiến lược của tổ chức. Và dù thế nào vẫn phải có khả năng lập kế hoạch. Do đó, nhà quản trị cần đưa ra mục tiêu cho cấp dưới và yêu cầu họ chịu trách nhiệm để đáp ứng mục tiêu đó.

2.3 Kỹ năng kỹ thuật 

Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kỹ năng tổ chức lao động khoa học, kỹ năng hoạch định chiến lược,  kỹ năng tổ chức hoạt động marketing …

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng khác như tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và hợp tác, chỉ đạo và giám sát, lắng nghe và thấu hiểu, ... 

Hiện nay, có rất nhiều công cụ để đánh giá ứng viên từ hình thức trực tuyến cho đến đánh giá trực tiếp qua các giấy tờ. Dưới đây là toplist công cụ phổ biến và mang lại hiệu quả mà các doanh nghiệp thường dùng.

1. Các bài kiểm tra đánh giá 

Theo khảo sát của AMA, có đến 70% các doanh nghiệp sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, 46% sử dụng các bài kiểm tra tính cách và 41% sử dụng các loại bài kiểm tra khả năng tính toán và tư duy ngôn ngữ cơ bản để sàng lọc hồ sơ ứng viên.

Hiện nay, các bài kiểm tra bao gồm có đánh giá tính cách, đánh giá tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng. Khi áp dụng các bài test online vào trong quá trình tuyển dụng sẽ giúp gia tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định và loại bỏ tính cảm tính của người tuyển dụng trong đánh giá.

2. Phiếu đánh giá ứng viên

Phiếu đánh giá ứng viên được sử dụng trong quá trình phỏng vấn hay các vòng tuyển dụng khác, giúp nhà tuyển dụng ghi chép những nội dung đánh giá chi tiết từng ứng viên, là cơ sở để phân loại, chọn lọc những ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang đăng tuyển.

Ưu điểm khi sử dụng mẫu phiếu đánh giá ứng viên là:

  • Thêm bớt các tiêu chí đánh giá dễ dàng

  • Dễ triển khai trên số lượng ứng viên lớn 

  • Nắm được đầy đủ thông tin ứng viên như: hồ sơ ứng viên, lịch sử các vòng tuyển dụng, đánh giá, tài liệu, công việc

  • Dễ dàng chuyển thông tin cho bộ phận chuyên trách, bộ phận nhân sự,.. cùng nắm thông tin về ứng viên khi ứng viên được tuyển dụng.

3. Phỏng vấn tuyển dụng 

Phỏng vấn ứng viên là một công việc không hề dễ dàng. Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì nhà tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như sau:

  • Công cụ phỏng vấn 3Q

  • Kỹ thuật phỏng vấn đuổi

  • Công cụ phỏng vấn STAR

  • Công cụ phỏng vấn DISC

  • Công cụ phỏng vấn BEI (Behavioral Event Interview)

  • Công cụ phỏng vấn MBTI


Ngoài ra nhà tuyển dụng còn có thể tham khảo các giải pháp test online để nâng cao hiệu quả phỏng vấn trong trường hợp ứng viên không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp. 

Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu top 3 những công cụ phổ biến trong doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp và các nhà ứng tuyển có thể tìm được mong muốn phù hợp với nhu cầu của mình.

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức training phổ biến nhất hiện nay. Vậy quy trình training nhân sự như thế nào? 

1. Vai trò của training 

Đối với Doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp thì việc training sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không? 

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giúp nhân viên hệ thống hóa công việc và từ đó tránh được những sai sót không mong muốn.

Đối với nhân viên

Training là việc làm giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training sẽ giúp nhân viên nắm được các đầu việc phải làm và đồng thời thành thục quy trình làm việc. Thêm vào đó, training còn giúp nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

Đối với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc, từ đó xác định được chất lượng công việc của mình, từ đó xác định được mục tiêu cá nhân. 

2. Quy trình Training nhân sự

2.1 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Doanh nghiệp khó có thể xây dựng quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do đó, trước khi lên kế hoạch đào tạo, cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo.


Bộ phận đào tạo nên liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng đến.

2.2 Xây dựng quy trình đào tạo

Bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số mục chính của quy trình training nhân viên bao gồm:
  • Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ.
  • Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình đào tạo.
  • Nhân sự hoặc phòng ban phụ trách.
  • Đối tượng tham gia.
  • Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
  • Phân bổ thời gian cụ thể, địa điểm và chi phí.
  • Các điều kiện ràng buộc khác cần lưu ý.

2.3 Triển khai và đánh giá kết quả

Sau khi xong kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của buổi đào tạo. Thực tế, nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực các buổi training vì họ không cảm thấy ý nghĩa của chúng và áp dụng như thế nào trong thực tế.

Để quá trình đào tạo được thành công cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Việc training phải gắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Lời kết: Bất cứ ai khi bắt đầu đi làm cũng phải trải qua quá trình training. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa, các hình thức và các bước để training trong doanh nghiệp.

Kết hợp giữa việc đi du lịch và làm việc như thế nào mang lại hiệu quả công việc tốt? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé! 

1. Ưu và nhược điểm của workation

* Ưu điểm:

- Tính linh hoạt cao: Workation cho phép người lao động có tính linh hoạt cao trong việc tổ chức công việc và thời gian làm việc. Họ có thể lựa chọn nơi làm việc, thời gian làm việc và tổ chức công việc theo cách tốt nhất phù hợp với nhu cầu của mình.

- Tận dụng tối đa lợi ích công nghệ: Workation được hỗ trợ bởi công nghệ, cho phép người lao động có thể kết nối với đồng nghiệp và khách hàng từ mọi nơi trên thế giới. Điều này giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào địa điểm vật lý và tận dụng lợi ích của công nghệ trong công việc.

- Gia tăng hiệu suất làm việc cho các công việc mang tính sáng tạo cao: Bởi hình thức này giúp chúng ta phá bỏ sự đơn điệu bằng những nguồn cảm hứng mới mẻ tại địa điểm bạn làm việc.

- Giảm stress: Việc kết hợp giữa làm việc và du lịch giúp chúng ta thoát khỏi môi trường làm việc công sở ồn ào, đông đúc 8 tiếng mỗi ngày. Khi đó, chúng ta có thể gặp thêm nhiều người bạn mới, học hỏi thêm những kiến thức văn hóa mới mẻ tại các địa điểm mà ta đi qua.

* Nhược điểm:

- Thiếu sự giao tiếp trực tiếp: Một trong nhược điểm lớn của workation là việc thiếu đi sự giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp và cấp trên. Giao tiếp trực tiếp giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ và tạo động lực để làm việc. Ngược lại, khi làm việc từ xa, bạn có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt thông tin, và cảm thấy cô đơn khi không được gặp đồng nghiệp mỗi ngày.

- Mức độ phân tâm trong công việc cao: Khi làm việc từ xa, bạn sẽ không có sự giám sát trực tiếp, do đó, có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức công việc và quản lý thời gian.

- Ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân có thể bị lu mờ. Việc kết hợp giữa làm việc và giải trí không phải lúc nào cũng hiệu quả với tất cả mọi người. Một số không thể dành thời gian cho bản thân dù họ đang workation. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

- Không phải công việc nào cũng có thể làm workation: Tính chất công việc cụ thể có thể khiến người lao động khó làm việc theo hình thức workation.

- Điều kiện kết nối internet yếu là một bất lợi khi làm việc workation.

- Chi phí để vừa đi du lịch và làm việc có thể khá cao so với work from home.

2. Làm thế nào để lên kế hoạch workation hiệu quả?

Xác định nơi bạn sẽ đến để vừa làm việc vừa đi du lịch. Phù hợp nhất bạn nên chọn các địa điểm trong nước thay vì các địa điểm nước ngoài. Bởi, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian, không bị sốc văn hóa với những nền văn hóa khác hoàn toàn tại nơi bạn sinh sống, cũng như các thủ tục liên quan như xin visa, học ngoại ngữ, v.v.

+ Thời gian vừa làm việc vừa du lịch chỉ nên tối đa 1 hoặc hai tuần.

+ Đảm bảo các công cụ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc theo hình thức workation.

+ Thiết lập các mục tiêu rõ ràng cho khoảng thời gian này.

+ Xin phép quản lý và chờ đợi sự chấp thuận của họ cho chuyến đi đặc biệt này.

Trên đây là những chia sẻ về workation. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về “workation là gì?”, ưu và nhược điểm cũng như cách lên kế hoạch làm việc workation hiệu quả cho mình. 

JD (Job Description) là một trong những yếu tố cần có và rất quan trọng khiến cho các ứng viên thấy hứng thú với công việc và với nhà tuyển dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về JD nhé.

1.  Vậy JD là gì?


JD (Job Description) là một bản mô tả công việc. JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, đưa ra đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn công việc cũng như quyền lợi mà ứng viên có thể nhận khi làm việc tại công ty cần tuyển.



2. Nội dung cơ bản của một bản JD ?


Để tạo ra một bản JD hoàn chỉnh, chúng ta cần có những nội dung sau:


+ Tên vị trí cần tuyển: cần biết rõ chức danh công ty, vị trí mà các ứng viên muốn tuyển vào


+ Mô tả công việc: giúp ứng viên có thể nhìn bao quát quá trình làm việc của vị trí này thông qua việc mô tả về nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần và thời gian hoàn thành, tuân thủ quy định ra sao.


+ Trách nhiệm trong công việc: được xem là nội dung khá quan trọng khi biết được nhiệm vụ cốt lõi của nhân viên khi ứng viên đảm nhận.


+ Các yêu cầu về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn: cần thiết cho vị trí ứng tuyển, bởi nhìn chung một kinh nghiệm làm việc phù hợp mới có thể đảm nhiệm tốt được yêu cầu công việc đặt ra.



+ Trình độ học vấn: là yêu cầu cần thiết phải đặt ra do tính chất công việc đòi hỏi ứng viên đạt đủ các bằng cấp chuyên ngành thuộc lĩnh vực tuyển dụng mới có thể đảm nhiệm tốt được.


+ Quyền hạn của công việc: nêu rõ quyền hạn của vị trí công việc này với các bộ phận quản lý trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.


+ Thu nhập: nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương cụ thể trong JD, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản thưởng thêm khi hoàn thành tốt công việc được giao, hoặc mức lương sẽ được thương lượng trong buổi phỏng vấn.

Training là một khái niệm cực kỳ phổ biến bởi với những ai mới gia nhập công ty hay những người đi làm lâu năm cũng trải qua. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về training là gì cũng như các hình thức phổ biến trong training hiện nay nhé. 

1. Training là gì? Mục đích của training trong nhân sự

Training có nghĩa là đào tạo. Về cơ bản, Training là một hoạt động định hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu suất trong công việc hiện tại hoặc tương lai. 

Mục đích của việc training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới để có đủ kiến thức, năng lực và cả thái độ để nhân viên có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Ngoài ra, các nhân viên trong viên trong công ty cũng được “training” để đảm nhận các nhiệm vụ mới. 

Training không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình này còn làm căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không. 

2. Các hình thức training phổ biến 

Training định kỳ (Internal session)

Buổi họp nội bộ định kỳ là cách đào tạo thông qua các buổi gặp mặt của toàn doanh nghiệp hoặc theo các nhóm nhỏ. Thông thường các buổi họp này diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng. 


Thông qua các buổi họp định kỳ như vậy sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực, tháo gỡ được những vướng mắc, rèn luyện các kỹ năng mềm từ đó biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Ở các doanh nghiệp hiện nay đều triển khai hình thức training này về một chủ đề hoặc kỹ năng mà nhân viên cần biết. 

Đào tạo qua công việc (On-the-job training)

On-the-job training hay OJT là hình thức đào tạo bằng cách học hỏi ngay ở công việc thực tế. Điều kiện của hình thức này là cần có thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thông qua phương pháp đào tạo nội bộ qua công việc sẽ hữu ích hơn đối với công việc mang tính thực hành cao. 

Kèm cặp

Đây là hình thức mà người theo dõi hướng dẫn và kèm cặp nhân viên. Đây là hình thức mà những người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt lại cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. 

Trên đây là 3 hình thức training nhân sự phổ biến nhất. Doanh nghiệp bạn đang áp dụng phương pháp nào, chia sẻ với chúng mình nhé! 

Khi thực hiện "bão não" cần tránh điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

1. Các thành viên trong nhóm chỉ trích ý tưởng của nhau

Một điều nên tránh khi thực hiện brainstorm nhóm đó là chỉ trích ý tưởng của nhau. Một người vừa đưa ra ý kiến thì đã bị trưởng nhóm hay các thành viên khác phản bác. Điều này sẽ khiến họ bị cụt hứng, mặc cảm hay nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc các ý tưởng khác. Nếu trường nhóm để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn buổi “bão não” sẽ thất bại.

2. Không để tất cả mọi người đưa ra ý kiến

Mục đích của brainstorm nhóm là huy động sức mạnh của tập thể và khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ. Thế nên, nếu là trưởng nhóm, bạn nên để tất cả mọi người cùng đưa ra ý kiến. Tránh trường hợp trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến và những người còn lại lười suy nghĩ.

Hoặc nếu các thành viên ngại trình bày hay đưa ra ý tưởng, bạn nên khuyến khích họ để mọi người cảm thấy tự tin hơn.

3. Không ghi chép lại các ý tưởng

Cho dù ý tưởng đó tầm thường hay điên rồ cũng đều mang giá trị riêng của nó. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào. Bởi vì trong nhiều trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt nguồn từ một ý tưởng dở hoặc sự kết hợp của nhiều ý tưởng sẵn có.

4. Không xem xét không gian và thời điểm brainstorm

Thời điểm để tiến hành brainstorm là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu đang trong trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì bạn cũng sẽ không muốn suy nghĩ. Nên cũng đừng bắt đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn phải làm như thế. Hãy dành khoảng 30 - 60 phút trong thời gian mà mọi người có nhiều năng lượng tích cực nhất.

Trên đây là những điều cần tránh khi thực hiện. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.